Trang chủ » Tin tức » Hướng dẫn cách đọc đồng hồ đo áp suất chính xác nhất
Hướng dẫn cách đọc đồng hồ đo áp suất chính xác nhất
Đồng hồ đo áp suất là thiết bị quen thuộc trong công việc của nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đọc đồng hồ đo áp suất đúng yêu cầu. Tham khảo những hướng dẫn dưới đây để đo lường chính xác nhất nhé!
Nội dung chính
1. Hai chỉ số quan trọng
Để đọc được kết quả đo của đồng hồ áp suất, bạn cần nắm được 2 chỉ số quan trọng của đồng hồ: đơn vị đo và thang đo.
1.1. Đơn vị đo
Đơn vị đo là đơn vị áp suất mà đồng hồ đang sử dụng. Thông thường, các đơn vị đo sẽ ký hiệu trên mặt đồng hồ. Có nhiều thiết bị sử dụng 2,3 đơn vị đo khác nhau. Chúng cũng được ký hiệu khác nhau về màu sắc hoặc kích thước ký hiệu.
Đơn vị đo áp suất thường gặp gồm: atm, Pa, Bar, Torr, mmHg, Kgf/cm2,…
Đơn vị đo của đồng hồ đo áp suất này là kPa (ký hiệu màu đỏ) và psi (ký hiệu màu đen)
1.2. Thang đo (hay dải đo)
Thang đo là giá trị đo lường lớn nhất của đồng hồ đo; có thể coi là giá trị cao nhất mà đồng hồ có thể đo được.
– Ở đồng hồ dạng cơ: thang đo được thể hiện trên mặt đồng hồ bằng các giá trị trên mặt đồng hồ: Ví dụ: (0; 30 kg/m2); (0; -0.1bar);…
Dải đo sẽ được phân chia thành các vạch nhỏ, tùy thuộc vào số lượng vạch đo mà giá trị các vạch đo khác nhau. Chẳng hạn: đồng hồ đo có thang đo (0; 30 kg/m2) được chia thành 30 vạch; thì tương ứng một vạch sẽ la +1 kg/m2.
– Đồng hồ điện tử: dải đo được ký hiệu trên mặt đồng hồ (hoặc ở thông số kỹ thuật đồng hồ).
Đồng hồ trên có dải đo ký hiệu màu đỏ (0; 200 psi) với giá trị mỗi vạch đo là 5psi – Dải đo màu đen là (0; 15kg/cm2) với giá trị vạch đo là 0.5 kg/cm2
>> Tham khảo: 5 Loại đồng hồ đo áp suất thông dụng nhất hiện nay
2. Cách đọc đồng hồ đo áp suất
2.1. Cách đọc đồng hồ áp suất dạng cơ
Đọc đồng hồ đo áp suất dạng cơ khá đơn giản: Giá trị đo x mà kim đang chỉ + Đơn vị đo tương ứng.
– Kim đang chỉ giá trị x: Bạn sẽ đọc kết quả tương đương là x + đơn vị đo
– Nếu đồng hồ có 2 đơn vị đo, bạn sẽ đọc chỉ số và đơn vị đo tương đương nhau. Tránh “râu ông nọ cắm cằm bà kia” nhé.
– Trường hợp kim chỉ vào các vạch kẻ không có đánh số, bạn chỉ việc lấy số đo gần nhất cộng với giá trị các vạch đo.
Cách đọc đồng hồ đo áp suất chân không dạng cơ cũng tương tự như đọc các đồng hồ thông thường.
Dưới đây là một số ví dụ mô tả để bạn dễ hình dung và thực hiện:
Kết quả đo của đồng hồ trên là 38 Bar (dải đo màu đỏ) hoặc bằng 56 psi (dải đo màu đen)
Đồng hồ trên đang đo áp suất chân không của bơm với kết quả đo bằng – 0.1 MPa
2.2. Đọc đồng hồ đo áp suất điện tử
Đồng hồ đo áp suất điện tử là loại đồng hồ đo chính xác cao và dễ đọc kết quả nhất.
Cũng áp dụng công thức: Giá trị x đo được + đơn vị đo
– Giá trị đo: số hiển thị trên màn hình LED của đồng hồ
– Đơn vị đo: ký hiệu trên mặt đồng hồ.
Cách đọc đồng hồ đo áp suất chân không điện tử cũng tương tự như công thức trên.
Đồng hồ đo điện tử trên có 2 đơn vị đo là Bar và mBar. Kết quả đọc đồng hồ đo áp suất chân không trên là 13.1mBar (Đơn vị đang đo được hiển thị màu đèn xanh); tương đương với 13.1 x 10^-3 Bar.
3. Ba sai lầm thường gặp khi đọc đồng hồ đo áp suất
Để đảm bảo tính chính xác trong quá trình đo lường áp suất, bạn nên tránh mắc các sai sót dưới đây.
3.1. Kim đồng hồ bị lệch hoặc rung lắc
-
- Đồng hồ đo áp suất chân không bị rơi hoặc quá cũ có thể khiến kim bị lệch khỏi số 0. Bạn nên điều chỉnh kim chuẩn trước khi đo.
- Đồng hồ đo bị rung lắc lâu dần sẽ làm kim mau hư và kết quả đo sai lệch. Bạn có thể dùng đồng hồ chân không có dầu để hạn chế rung lắc kim.
Chọn đồng hồ đo áp suất có dầu để tránh rung lắc kim
3.2. Chọn đồng hồ đo không thích hợp
Đồng hồ áp suất có dải đo không thích hợp (quá lớn hay quá nhỏ) cũng là sai lầm khiến kết quả đo không chính xác. Bởi vậy, bạn cần dựa theo thông số của bơm/ hệ thống đang sử dụng để chọn dải đo hợp lý.
3.2. Lắp đặt đồng hồ áp suất không kín
Việc kết nối đồng hồ áp suất không kín gây rò rỉ và khiến cho kết quả đo không đúng thực tế. Lỗi sai này thường hay gặp nhất ở cách đọc đồng hồ đo áp suất chân không.
Bạn nên chú ý các kết nối ở chân đồng hồ đo, hoặc bổ sung các tấm đệm cao su hay gioăng phù hợp để đạt độ kín tối đa.
Ngoài ra, nên thay thế các đồng hồ đo áp suất đã quá cũ đi để đảm bảo có kết quả đo tốt nhất.
Trên đây là hướng dẫn cách đọc đồng hồ đo áp suất đúng kỹ thuật. Hy vọng những hướng dẫn này giúp bạn đo lường kết quả nhanh chóng và chính xác nhất.
HCTECH trao học bổng cho sinh viên tại giải chạy khoa Điện 2024
Ngày 6/10/2024 tại cơ sở Hà Nam Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội diễn ra giải chạy của khoa Điện với mục đích hỗ trợ sinh viên khó khăn vươn lên trong học tập. Giải chạy thu hút nhiều đơn vị đồng hành, tài trợ suất học bổng trong đó có công ty HCTECH […]
Thông báo thời gian nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2024
THÔNG BÁO NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2/9 Kính gửi Quý khách hàng, Quý đối tác và nhân viên Công ty HCTECH Nhân dịp Quốc khánh 2/9, Công ty HCTECH xin trân trọng thông báo lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2024 cụ thể như sau: Thời gian nghỉ lễ: Từ thứ Hai ngày 02/09/2024 đến thứ […]
HCTECH THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TEAMBUILDING 2024
Nhằm mục đích mang lại niềm vui, tăng tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong công ty, Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ HC Việt Nam (HCTECH) tổ chức chương trình du lịch nghỉ mát hè năm 2024 cho toàn thể nhân viên. Đây là dịp để toàn thể nhân viên […]
Nhập Bơm Chân Không Vòng Dầu Và Lọc Tách Value 2024
Với nhiều ưu điểm về hiệu quả làm việc và giá thành, bơm chân không Value được khách hàng tin tưởng sử dụng tại tại Việt Nam. Tháng 3/2024, công ty bơm chân không HCTECH tiếp tục nhập về kho bơm chân không vòng dầu và lọc tách dầu chân không hãng Value. Dưới đây […]
HCTECH Thông Báo Lịch Nghỉ Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024
Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ HC Việt Nam (HCTECH) xin trân trọng thông báo lịch nghỉ tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024 như sau: Thời gian nghỉ: Từ ngày 08/02/2024 (tức ngày 29/12 âm lịch) Đến hết ngày 14/02/2024 (tức ngày 05/01 âm lịch). Thời gian làm việc trở lại: Ngày 15/02/2024 […]